Trang chủ Trang chủ

Hoạt động trải nghiệm tết Hàn thực “Bé làm bánh trôi” lớp MG Lớn A

11/04/2024
160
Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn. Chẳng hạn người Việt có lệ dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng vào ngày mùng 6/3 ở Hà Tây xưa (nay là thuộc Hà Nội). Tiếp đó, ngày giỗ tổ Hùng vương mùng 10/3 người Việt từ khắp mọi miền tổ quốc về đền Hùng, Phú Thọ thắp hương và dâng cúng những đĩa bánh trôi bánh chay, tưởng nhớ cội nguồn...

Như thế, rõ ràng tết Hàn thực của ta mang màu sắc dân tộc riêng, trường tồn trong quá trình dựng nước. Bánh trôi nước là đặc trưng của dân tộc ta. Từ xa xưa đã đi vào thơ ca dân tộc. Như bài thơ của Hồ Xuân Hương.

Bánh trôi nước

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm mấy nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Hai thứ bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo nếp thơm. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên.

Vào những ngày này, cùng người thân thưởng thức một đĩa bánh trôi, bánh chay ta như cảm nhận được tình cảm thân thương. Nhiều người còn truyền tai nhau rằng, ăn bánh trôi bánh chay vào ngày này để ôn lại chuyện xưa, chuyện một thời đã xa của dân tộc ta.

Sau đây là một số hình ảnh của các bé lớp MG Lớn A trải nghiệm làm bánh trôi trong ngày Tết Hàn Thực.

Nguyên liệu làm “Bánh trôi”


Cô hướng dẫn trẻ cách làm bánh

Trẻ rửa tay trước khi làm bánh

Cùng làm bánh trôi với chúng tớ nhé!

Cùng thưởng thức món bánh trôi chúng tớ làm nhé!

Ban truyền thông Trường Mầm non Hoa Mai

Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 5/5 trong 88 đánh giá
Chia sẻ: